Thời gian qua, trên báo chí xuất hiện
cụm từ đất hiếm gây tò mò cho người đọc. Vậy đất hiếm là gì? Nó được sử dụng ra
sao? Tại sao lại rộ lên đất hiếm trong khi đất đã vốn có từ hàng triệu năm nay?
Khởi nguồn từ sự việc xuất hiện nhiều trên báo
chí từ “đất hiếm” đến việc Trung Quốc (nước cung cấp đất hiếm nhiều nhất
cho thế giới) đang dự tính hạn chế, thậm chí ngừng xuất khẩu đất hiếm vào năm
2012 khiến nhiều nước lo ngại. Trong đó, Nhật Bản (nước có nhu cầu cao về sử
dụng đất hiếm trong sản xuất các thiết bị điện tử) sẽ chịu ảnh hưởng nhiều.
Trước tình hình này, Nhật Bản đang dự tính hợp tác và khai thác đất hiếm tại
Việt Nam.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Cự, bộ môn Thổ nhưỡng và
Môi trường Đất (ĐHTN - ĐHQG Hà Nội) thì đất hiếm là những nguyên tố quý, hiếm
có trong lòng đất bao gồm 17 nguyên tố. 17 nguyên tố này đều là những nguyên tố
dạng hiếm và có trong bảng tuần hoàn Men-đê-lê-ép như: Dysprosium (Dy), Erbium
(Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium(Lu), Terbium
(Tb),...
Đất hiếm là nhóm nguyên tố có hàm lượng ít trong
vỏ trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt. Trên thế giới những
nước có trữ lượng đất hiếm nhiều phải kể đến là Trung Quốc (27 triệu tấn, chiếm
30,6% của thế giới), Mỹ (13 triệu tấn, chiếm14,70%), Australia (5,2 triệu
tấn), Ấn Độ (1,1 triệu tấn)... Trung Quốc là nước khai thác đất hiếm nhiều nhất
thế giới. Từ năm 2005 đến nay sản lượng khai thác hàng năm là 120.000 tấn đất
hiếm.
Đất hiếm được sử dụng nhiều trong các ngành công
nghệ cao như công nghệ thực phẩm, y tế, gốm sứ, máy tính, màn hình tivi màu, ô
tô thân thiện với môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hoá dầu, tên lửa,
radar... Dù là tài nguyên quý, nhưng trong đất hiếm chứa nhiều nguyên tố độc
hại, có tính phóng xạ. Vì thế, nếu khai thác không đúng quy trình kỹ thuật có
thể gây ô nhiễm môi trường.
Việt Nam là nước có tiềm năng về đất hiếm,
dự báo đạt trên 10 triệu tấn và trữ lượng gần 1 triệu tấn. Kết quả khảo sát cho
thấy, tại Việt Nam, đất hiếm có nhiều tại Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai
Châu), Mường Hum (Lào Cai), Yên Phú (Yên Bái)… Trong những năm qua, VN đã sử
dụng đất hiếm trong sản xuất, chế tạo nam châm vĩnh cửu, thuỷ tinh, bột màu,
chế tạo hợp kim gang, đèn catot trong máy vô tuyến truyền hình, vật liệu siêu
dẫn…
Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng đất hiếm tại Việt Nam và trên thế
giới không quá cao. Theo các số liệu thống kê, mỗi năm toàn thế giới chỉ sử
dụng 125.000 tấn. Tổng tài nguyên đất hiếm trên toàn thế giới là 150 triệu tấn,
trong đó trữ lượng là 99 triệu tấn.
Với việc sử dụng ít như vậy, có lẽ chúng ta không
quá lo lắng về việc cạn kiệt tài nguyên này trong vài trăm năm tới. Nếu tính cả
nhu cầu tăng hàng năm là 5% thì thế giới vẫn còn có thể khai thác đất hiếm thêm
gần một 1.000 năm nữa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét